Tài liệu tham khảo " Quy định về báo cáo công tác An toàn lao động
Tài liệu này đề cập đến Quy định báo cáo định kỳ công tác An toàn lao động dành cho cơ sở sản xuất, kinh doanh - người sử dụng lao động
Bao gồm 3 báo cáo chính:
- Thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ
- Báo cáo tình hình tai nạn lao động
- Báo cáo tự kiểm tra
1. THỐNG KÊ, BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ATVSLĐ
Quy định tại Điều 81 -Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH
Hằng năm, người sử dụng lao động phải thực hiện thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:
a) Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác;
b) Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này.
Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
2. BÁO CÁO TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 - nghị định 39/2026/NĐ-CP
1. Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
3. BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA
Điều 80 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 10 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH
1. Người sử dụng lao động phối hợp với đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.
2. Cơ sở sử dụng lao động, bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương, đơn vị đến thi công tại địa phương phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh văn phòng đại diện, đơn vị thi công đang hoạt động
Bấm vào đây để xem và download
Bài viết cùng danh mục
-
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000: Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng
-
Loại bỏ 7 lãng phí: Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng
-
Tài liệu "Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng"
-
Tài liệu “Hướng dẫn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em dành cho cán bộ Công đoàn”
-
Nâng cao năng suất
-
Cẩm nang thương lượng, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể
-
Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001: Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng
-
Quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001: Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng